Business Marketing Communications Agency
Dịch vụ marketing cam kết doanh thu
LOADING
Dịch vụ marketing cam kết doanh thu
Admin
28/07/2020
𝗖𝗼̛ 𝗵𝗼̣̂𝗶
1. Dịch vụ chăm sóc khách hàng ấn tượng
Tương tác với khách hàng thường xuyên tại cửa hàng hoặc qua mạng xã hội, chủ yếu trên Facebook hoặc Instagram, sẽ giúp hiểu được khách hàng mình nhiều hơn, từ đó đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của họ.
Với số lượng khách hàng từ vài trăm đến vài nghìn, các Shop có khả năng “quản lý” khách hàng mình kỹ hơn những thương hiệu lớn khác, mặc dù chưa đầu tư xây dựng hệ thống quản lý khách hàng CRM bài bản.
Việc tư vấn trang phục là cần thiết, nhưng còn phải đi đôi với việc hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc, bảo quản những trang phục đắt tiền giúp đẹp lâu và bền theo thời gian.
Để có được những mối quan hệ bạn bè từ chính các khách hàng của mình khi gặp gỡ họ tại cửa hàng và cho họ những lời khuyên về trang phục phù hợp, khách hàng đã trả tiền cho những bộ trang phục đắt tiền thì mình cũng nên dành thời gian để tư vấn cho họ. Những khách “ruột” này không những quay trở lại thường xuyên mỗi khi có bộ sưu tập mới, mà còn giới thiệu cho bạn bè của họ thông qua việc truyền miệng hoặc đăng tải trên Facebook của chính họ.
Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết này cũng là một trở ngại cho các Shop khi họ muốn mở rộng thị trường đến những thành phố khác hoặc quốc gia khác. Lý do là họ sẽ không thể có mặt thường xuyên tại cửa hàng chính khi khách hàng “ruột” đến mua sắm và không có được những gợi ý của họ về thời trang. Điều này dẫn đến mối quan hệ thân thiết sẽ bị ảnh hưởng, và khách hàng sẽ không thường xuyên mua sắm với họ nữa.
Khách hàng rất “sành điệu” và cập nhật thường xuyên những sản phẩm thời trang trên thế giới. Nếu các thương hiệu xa xỉ quốc tế cho ra bộ sưu tập túi xách hoặc giày mới, thì mẫu mã thiết kế của các Shop cũng phải đồng điệu để khách hàng có thể phối những phụ kiện này với trang phục của shop.
Việc tương tác với khách hàng thường xuyên sẽ giúp Shop hiểu được khách hàng mình nhiều hơn, từ đó đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của họ. Thân thiết với khách hàng của mình không chỉ vì họ tìm đến với những lời khuyên về trang phục, mà còn là những lời khuyên về lối sống, cách hưởng thụ cuộc sống một cách phóng khoáng hơn thông qua trang phục.
Sẵn sàng may đo theo số đo khách hàng hoặc chỉnh sửa theo yêu cầu. Việc không tính phí giao hàng cũng như chính sách trả hàng trong vòng 30 ngày cũng tạo điều kiện để khách hàng thử sản phẩm của mình mà không ngần ngại. Ngoài ra, thường xuyên có mặt ở cửa hàng để có thể chào khách bằng tên, biết rõ kích cỡ và mẫu mã họ ưa thích để đưa ra gợi ý thích hợp cho họ. Những món quà nhỏ cũng được chuẩn bị trong một vài dịp trong năm, để khách hàng cảm thấy được tri ân và “tiếng lành được đồn xa” hơn.
2. Giá cả phù hợp
Các Shop thường xem xét giá của các thương hiệu quốc tế trong cùng một phân khúc để quyết định giá cả cho thương hiệu của mình. Những thiết kế khác lạ, không “đụng hàng” như những thương hiệu thời trang nhanh quốc tế, cộng thêm những dịch vụ chăm sóc khách hàng như vừa nêu trên đã góp phần tạo nên một lợi thế cho những thương hiệu Việt.
Người tiêu dùng Việt không ngại chi trả cao cho những thiết kế phù hợp với vóc dáng của người châu Á, thậm chí chi trả cao cho những thiết kế phù hợp với vóc dáng của họ, điều mà những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thường gặp vấn đề khi họ dùng người mẫu phương Tây cho những thiết kế của họ. Việc đặt giá cao cũng tạo nên sự “ham muốn” sở hữu những thiết kế độc đáo và tạo nên giá trị của thương hiệu.
Hầu hết các thương hiệu đều quảng bá sản phẩm của mình trên những kênh online, mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram, nên khách hàng thường hay có sự so sánh giá trước khi tìm hiểu kỹ về những yếu tố khác như chất lượng vải, phụ kiện may kèm… Đây là lý do chính khiến các Shop thường không để giá trực tiếp trên các bộ sưu tập bán online. Nếu khách hàng quan tâm, shop sẽ gửi giá đến từng người có yêu cầu. Các nhà thiết kế cho biết điều này nhằm hai mục đích: trước hết họ có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến bộ sưu tập của mình, sau đó họ có thể “loại bỏ” khoảng một nửa nhóm người không sẵn sàng chi số tiền đó.
3. Phân phối sản phẩm đa dạng trên nhiều kênh.
Các Shop tại TP.HCM trong phân khúc tầm trung hay chọn những vị trí đắc địa, gần trung tâm để tạo dựng hình ảnh xa xỉ. Họ cũng tổ chức định kỳ các cửa hàng “Pop-Up” ở các khách sạn 5 sao hoặc quán café cao cấp để mang thương hiệu đến các khách hàng ở Hà Nội. “Concept store”, một mô hình kết hợp café và cửa hàng thời trang cũng đang được một số nhà thiết kế TP.HCM áp dụng. Mục đích chính là để giữ chân khách hàng ở lâu hơn, nghiền ngẫm bộ sưu tập kỹ hơn, trong khi ngồi uống café với bạn bè. Mô hình này cũng giúp giảm áp lực cho khách hàng khi “vào cửa hàng và phải mua món đồ gì đó” và đồng thời cũng giúp giảm áp lực chi phí mặt bằng cho các nhà thiết kế. Đối với các Shop tại TP.HCM trong phân khúc mass, họ thường đặt cửa hàng ở trên tầng cao của các toà nhà dân cư khu trung tâm, hoặc ở chính studio của họ ở quận xa trung tâm để giảm áp lực về chi phí thuê mặt bằng. Điểm chung của các thương hiệu trong cả hai phân khúc trên là họ đều tập trung trưng bày sản phẩm của họ qua kênh online như Facebook và Instagram. Khách hàng có thể chọn mua online qua hai kênh này, thanh toán bằng cách chuyển khoản hoặc tiền mặt khi nhận hàng.
Tại Hà Nội, do đặc trưng văn hoá thường chú trọng vào hình ảnh bề ngoài nên các shop đều chọn vị trí trung tâm cho cửa hàng của mình. Tương tự như các đồng nghiệp ở TP.HCM, những thương hiệu này cũng tập trung việc trưng bày bộ sưu tập của mình qua các kênh online như Facebook và Instagram. TP.HCM tuy là thị trường lớn của thời trang nhưng gu rất khác so với Hà Nội, cụ thể là gu thoải mái, phóng khoáng và “tây” hơn.
𝗧𝗵𝘂̛̉ 𝘁𝗵𝗮́𝗰𝗵
Đó là việc xây dựng chiến lược truyền thông, thị hiếu thấy là mua ngay của người tiêu dùng và kế hoạch mở rộng kinh doanh. Đây là những vấn đề mấu chốt mà các startup ngành thời trang nên lưu ý khi lên kế hoạch đường dài cho thương hiệu của mình.
1. Chiến lược truyền thông hạn chế do ngân sách và kiến thức hạn hẹp:
Do hạn chế về kiến thức và ngân sách dành cho marketing và truyền thông, các Shop đều có chung một mối quan tâm là làm sao có thể xây dựng một chiến lược truyền thông bài bản và luôn đổi mới để có thể xây dựng thương hiệu lâu dài. Các Shop thường làm những chiến dịch ngắn hạn, với mục đích chính là tăng sức mua, nhưng không tạo sự khác biệt hoặc giúp người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt trong thương hiệu của mình. Họ đều nhận ra rằng họ đang thiếu cách thuyết phục người tiêu dùng thông qua những chiến dịch đánh vào cảm xúc thay vì chỉ cạnh tranh về giá và khuyến mãi. Một vài thương hiệu kể trên cũng đã thử một vài hướng đi nhất định, song vẫn không có tính nhất quán và chưa lồng ghép vào thương hiệu một cách thuyết phục.
Không hiểu rõ tính hiệu quả của các kênh online và chưa đầu tư quảng bá thương hiệu dài hơi, các Shop đều tận dụng tối đa các kênh online phổ biến tại Việt Nam như Facebook và Instagram để quảng bá thương hiệu của mình. Vài shop còn sử dụng kênh YouTube và xây dựng website chính thức cho thương hiệu. Tuy nhiên phần lớn các Shop trên đều học chuyên ngành thiết kế thời trang và mảng Marketing & Truyền thông không phải là điểm mạnh của họ. Ngân sách hạn chế cũng là một rào cản khiến cho các Shop không những không thể có những chiến lược dài hơi mà còn khiến họ không thể thuê nhân sự cao cấp trong lĩnh vực này nên dẫn đến những kết quả không mong muốn. Các Shop thường chạy quảng cáo trên Facebook trong khoảng 2-3 tháng để xem tình hình, sau khi xem sự tương tác của đối tượng tiềm năng trên những quảng cáo này và kết quả kinh doanh, chị sẽ điều chỉnh, tập trung ngân sách quảng cáo cho nhóm đối tượng hiệu quả nhất. Ngân sách marketing của các thương hiệu thời trang chủ yếu tập trung vào việc chụp lookbook, trả phí quảng cáo cho những người ảnh hưởng (KOLs) và quảng cáo trên Facebook và Instagram, trong khoảng 10%-15% doanh số bán.
Phần lớn các Shop ở TP.HCM đều không dành một ngân sách nhất định cho truyền thông. Thay vào đó, họ sẽ xem tình hình kinh doanh của mùa trước và quyết định nên chi bao nhiêu cho quảng cáo cho đợt kế tiếp. Cách làm này giúp cho các thương hiệu không chi quá mức doanh số bán của mình, nhưng cũng gây khó khăn cho thương hiệu khi họ không thể lên chiến lược đường dài cho kế hoạch truyền thông của mình. Đối với cả hai phân khúc, ngân sách chủ yếu tập trung vào việc chụp lookbook, trả phí quảng cáo cho những người ảnh hưởng (KOLs) và quảng cáo trên Facebook và Instagram. Đối với phân khúc tầm trung, các Shop đều ghi nhận có sự đầu tư vào show diễn thời trang cá nhân, trung bình 2 lần/ năm. Điều này cũng tạo áp lực đầu tư về ngân sách.
Các Shop ở Hà Nội thường do dự khi chi tiền vào quảng cáo, ngay cả quảng cáo trên mạng xã hội. Thường họ không chi đồng nào cho quảng cáo mà chỉ dùng các kênh Facebook, Instagram của chính họ. Lý do đơn giản là họ không biết các kênh quảng cáo hiệu quả thế nào đối với việc kinh doanh thời trang. Các nhà thiết kế còn lại sẽ xem mức hiệu quả của dự án quảng cáo trước đó và nếu có sự tương tác cao của khách hàng tiềm năng, rồi tiếp tục đầu tư.
Mối lo khi đầu tư vào show diễn thời trang:
Các Shop cho rằng việc tổ chức show thời trang cá nhân hay tham gia trình diễn bộ sưu tập trong các tuần lễ thời trang mang lại rất nhiều sự chú ý của công chúng cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, các Shop cũng “cân đong đo đếm” hiệu quả của hai loại hình này. Mỗi chương trình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Thông thường đối với các show diễn thời trang trong nước được mời tham dự, các nhà thiết kế Việt Nam không phải trả phí (ngoại trừ Tuần lễ thời trang Việt Nam Quốc Tế). Nhưng họ sẽ đầu tư nhiều thời gian và công sức để cho ra mắt bộ sưu tập đúng với chủ để của ban tổ chức, trong khi vẫn phải sản xuất những sản phẩm để bán cho thương hiệu của mình. Điều này sẽ tạo ra việc quá tải đối với những doanh nghiệp nhỏ như những thương hiệu thời trang nói trên. Khán giả tham dự cũng không phải do họ lựa chọn, trừ một số lượng nhỏ vé mời được ban tổ chức phân phối.
Nếu tự làm, họ sẽ phải đầu tư tiền bạc và công sức vào show diễn và thường mời 70% khách hàng trung thành hoặc tiềm năng, 20% báo chí truyền thông và 10% những người có tầm ảnh hưởng đến những show diễn thời trang cá nhân của thương hiệu mình.
Show diễn thời trang cá nhân như một kênh đặt hàng hiệu quả:Trong mỗi buổi trình diễn thời trang, bản đánh giá những mẫu được yêu thích trong bộ sưu tập để người tham dự có thể điền vào sau show diễn. Đội ngũ bán hàng có thể gọi điện tư vấn sau đó về kích thước hoặc kiểu dáng, khách hàng có thể không đặt mua ngay lúc đó, nhưng sự lựa chọn của họ giúp các Shop có một sự ước đoán tốt nhất về những mẫu “chủ lực” để chuẩn bị cho khâu sản xuất được tốt hơn.
Hạn chế khi xây dựng thương hiệu qua hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội:
Cùng với những trang chính thống cho thương hiệu của mình, các Shop đều có trang cá nhân của mình trên Facebook. Nhưng không phải ai cũng dùng trang cá nhân vào việc “lăng xê” thương hiệu của mình một cách tối đa. Nếu có thì thường là đăng lại những bài đăng của Facebook thương hiệu. Các Chủ Shop không cảm thấy thoải mái khi bộc lộ nhiều chuyện cá nhân riêng tư trên Facebook và thích đứng “sau sân khấu” hơn, họ thích làm một người “bí ẩn” trên Facebook cá nhân của mình.
Các chiến dịch về trách nhiệm xã hội (CSR) không mang tính dài hơi:
Hầu hết các Shop tại TP.HCM đều có những dự án liên quan đến trách nhiệm xã hội như một phần của các chiến dịch truyền thông và để đóng góp cho cộng đồng. Tiếc là các thương hiệu không phát triển ý tưởng này một cách dài hơi, nếu có thì hiệu ứng cho thương hiệu sẽ tăng rất nhiều.
2. Tư duy Thấy là mua ngay ở Việt Nam tạo áp lực sản xuất
Thấy là mua ngay là một tư duy rất phổ biến của người tiêu dùng Việt đối với những thiết kế trong nước. Khách hàng thường muốn mua trang phục trình diễn trong show thời trang trong vòng một tháng. Điều này dẫn đến áp lực cho các Thương hiệu là phải dự đoán trước nhu cầu của khách hàng ngay cả trước khi show diễn bắt đầu.
Với trang phục trưng bày trên mạng, khách hàng thường dành nhiều quan tâm cho bộ sưu tập mới trong tuần đầu tiên, sau đó thì sức nóng giảm hẳn. Do đó các Shop cũng phải thay đổi chiến thuật “tung hàng” của mình, chỉ cho ra vài mẫu mới mỗi tuần, trọn bộ sưu tập sẽ được “lên sóng” đầy đủ trong vòng 1 tháng.
3. Bị động trong kế hoạch mở rộng thị trường:
Mặc dù là những thương hiệu đã đạt được một số thành công nhất định, hầu hết các Shop đều bắt đầu kinh doanh thương hiệu bằng đam mê và tư duy “thử xem” là chính, mà không nghĩ nhiều đến kế hoạch dài hơi.
Các nhà sáng lập xuất thân từ mảng thiết kế, không được trang bị nhiều về marketing hoặc truyền thông. Thông thường ở các thị trường phát triển, Thương hiệu sẽ bán bộ sưu tập của mình cho các nhà bán lẻ. Do đó, họ chỉ tập trung vào thiết kế mà không phải bận tâm nhiều đến mảng kinh doanh. Còn ở thị trường Việt Nam, các Thương hiệu phải tham gia vào tất cả các công đoạn, từ bước thiết kế bộ sưu tập đến tìm kênh bán hàng phù hợp và cả việc quảng bá đến người tiêu dùng.
Các Thương hiệu điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô từ 10-60 người và phần lớn là tự đầu tư. Họ tiết kiệm nhân lực bằng cách tham gia vào nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả việc vạch ra tầm nhìn, đường hướng cho thương hiệu. Một vài trong số họ có sự giúp đỡ từ thành viên trong gia đình, người thân hoặc chuyên gia marketing làm theo dự án. Tuy nhiên rất khó để họ tìm được người cùng chung ý tưởng và xây dựng thương hiệu dài hơi với mình.
Đối với những thương hiệu mới thành lập trong vòng 3 năm trở lại đây hài lòng với quy mô hiện tại. Đối với những thương hiệu đã có chỗ đứng trong nhiều năm bắt đầu nghĩ đến chặng tiếp theo cho thương hiệu của mình. Họ có rất nhiều đường hướng để mở rộng thị trường cũng như mở rộng các lĩnh vực vệ tinh, nhưng việc thiếu vốn đầu tư và nhân lực là bài toán nan giải nhất. Câu hỏi đặt ra là “Nếu họ tập trung vào thị trường hoặc lĩnh vực mới, ai sẽ quán xuyến mảng kinh doanh chính để có nguồn thu ổn định ‘lấy ngắn nuôi dài’ cho dự án sau?”.
Hai sự khác biệt lớn giữa hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội.
Điểm khác biệt đầu tiên là trong khi các Shop ở TP.HCM phải thường xuyên nghĩ cách quảng bá thương hiệu để giữ chân nhóm khách hàng hiện có cũng như thu hút nhóm khách hàng tiềm năng, thì các Shop tại Hà Nội lại khá “thư giãn” về điểm này. Lý do xuất phát từ hành vi tiêu dùng của khách hàng hai miền khác nhau. Ở TP.HCM nói riêng và miền Nam nói chung, khách hàng thường không trung thành với một thương hiệu nào và rất thích thử những cái mới, kể cả trong lĩnh vực thời trang. Ngược lại, khách hàng ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung thường có xu hướng ưa chuộng một vài kiểu thời trang nhất định và không có nhu cầu thử cái mới thường xuyên. Do đó các Shop tại Hà Nội không phải mất nhiều công sức để giữ chân khách hàng như các đồng nghiệp miền Nam.
Điểm khác biệt thứ hai là các Shop Hà Nội khi nghĩ đến kế hoạch mở rộng thị trường thường nghĩ đến việc “Nam tiến” vì họ cho rằng thị trường này vẫn còn lớn và nhiều tiềm năng để họ thử sức. Các Shop ở TP.HCM thì lại nghĩ đến việc “quốc tế hoá” ở các thị trường như Singapo, Đài Loan, Mỹ, Úc hoặc châu Âu vì họ cho rằng phong cách trang phục phóng khoáng của họ có thể lấn sân những thị trường quốc tế với gu thời trang thoáng, hơn là “tấn công” thị trường với phong cách khá “bảo thủ” ở miền Bắc.
𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗶𝗲̂́𝗻 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗾𝘂𝗮̉𝗻𝗴 𝗯𝗮́ 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗾𝘂𝗮̉
1. Sản phẩm độc đáo với chất lượng tốt:
Đây là điểm đầu tư hàng đầu của tất cả các thương hiệu, luôn tạo sự khác biệt trong phong cách thiết kế, chọn lựa chất liệu vải phù hợp để khách hàng có thể thấy giá trị họ mang lại so với các thương hiệu nước ngoài và cả các thương hiệu trong nước có cùng phân khúc. Khách hàng ưa chuộng những trang phục phiên bản giới hạn (limited edition) không sản xuất nhiều hơn mười chiếc trong một bộ sưu tập, hơn là mặc “đồng phục” được sản xuất hàng loạt từ những thương hiệu quốc tế nổi tiếng.
2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt:
Những sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã độc đáo là điểm mấu chốt để thu hút khách hàng mua thử sản phẩm của mình. Nhưng để họ quay trở lại nhiều lần và giới thiệu sản phẩm của mình với bạn bè thì lại phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tỉ lệ khách hàng quay lại từ 95-100% với hầu hết các thương hiệu là một chiến lược đúng đắn và cần duy trì.
Tuy nhiên điều này chỉ khả thi khi quy mô thương hiệu vẫn còn nhỏ, dễ quản lý. Đội ngũ bán hàng cần nhớ tên hầu hết khách hàng của mình khi họ quay lại cửa hàng lần hai. Không chỉ vậy, nhân viên còn nhớ size trang phục khách mua lần trước cũng như kiểu dáng ưa thích của họ. Nhờ vậy, các bạn bán hàng mới có thể giới thiệu những mẫu mã tương tự khi biết rõ “gu” của khách hàng. Các Chủ Shop nếu thường xuyên có mặt ở cửa hàng cũng có thể góp ý về cách phối trang phục cho khách hàng như một chuyên gia stylist. Ngoài ra các thương hiệu cũng cần linh động trong việc đổi trả sản phẩm và giao hàng miễn phí để khuyến khích khách hàng đặt mua Online nhiều hơn.
3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu:
Xác định định vị và hình ảnh thương hiệu ngay từ ban đầu. Các Shop có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua những người có tầm ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ (micro-influencer) vì chi phí phù hợp với ngân sách cũng như tính cách thương hiệu được phản ánh trung thực hơn, thay vì chọn những tên tuổi nổi tiếng nhưng đã đại diện cho quá nhiều nhãn hàng với ngân sách khủng.
Hơn nữa, số lượng fan hùng hậu của các KOLs nổi tiếng không hẳn sẽ chuyển thành doanh thu cho thương hiệu nếu người theo dõi không phải là đối tượng khách hàng thương hiệu nhắm tới. Do đó nếu phải hợp tác với KOLs, thương hiệu nên có những tiêu chí cụ thể để chọn cho đúng. Và đừng để số “likes” trên Facebook “đánh lừa” hiệu quả quảng cáo vì con số này không phản ánh mức quan tâm của khách hàng. Chính những nhận xét, câu hỏi, bình luận… mới là những yếu tố thực giúp thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng và bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, việc tạo ra bối cảnh phù hợp để trình diễn bộ sưu tập cũng là cách hay mà các thương hiệu nên sử dụng, những show diễn thời trang ấn tượng, không phải vì quy mô hoành tráng, mà là bởi những trải nghiệm mang đậm tính cách thương hiệu mà show diễn mang lại cho người xem. Bộ sưu tập mang tính hoài cổ tại một phòng trà có phong cách tương tự, tạo cảm giác hưng phấn cho người xem và giúp họ hiểu hơn về bộ sưu tập. Hay một bộ sưu tập khác được tổ chức giữa khung cảnh trà chiều tại một khách sạn 6 sao tại TP.HCM vào một buổi chiều cuối tuần, người xem vừa thư giãn với những ly sâm-panh mát lạnh, vừa thả hồn theo những nốt nhạc du dương khi dõi xem những bộ trang phục phóng khoáng dành cho kỳ nghỉ mùa hè.
Trải nghiệm này giúp người xem hiểu thêm về tính cách thương hiệu và có sự đồng cảm về giá trị thương hiệu mang đến. Một khi có sự đồng cảm với thương hiệu, họ sẽ ở lâu hơn, trung thành hơn với thương hiệu.
4. Cách tiếp thị truyền miệng (Word-of-Mouth – WOM):
Cách tiếp thị truyền miệng, đặc biệt là lan truyền qua mạng xã hội (eWOM) là một trong những công cụ hiệu quả nhất của marketing. Các thương hiệu khuyến khích khách hàng VIP của mình quảng bá mẫu trang phục ưa thích trên trang cá nhân của riêng họ. Khách hàng VIP của thương hiệu thường cập nhật Facebook thường xuyên và có số lượng theo dõi khá lớn. Đây là cách tốt nhất để kết nối với những người cùng chung sở thích, cùng gu thẩm mỹ và rất có khả năng sẽ trở thành khách hàng trong tương lai.
Mối lo về đối thủ cạnh tranh: thương hiệu trong nước hay nước ngoài?
Dù việc nhiều thương hiệu thời trang quốc tế đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường thời trang Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc tầm trung và đại chúng (mass), thị trường Việt Nam vẫn là chiếc bánh lớn để mọi thương hiệu cùng chia sẻ. Tập trung tiềm lực vào thiết kế độc đáo, chất lượng sản phẩm tốt, đường kim mũi chỉ chuẩn và dịch vụ chăm sóc khách hàng như ý thì khách hàng sẽ quay lại và trung thành với mình.
Trong phân khúc thị trường tầm trung, những thương hiệu trong nước với cùng phân khúc thị trường mới là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, chứ không phải các thương hiệu nước ngoài, phom dáng và thiết kế của các thương hiệu ngoại có thể trông lộng lẫy trên các người mẫu phương Tây, nhưng lại không tôn dáng phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ châu Á nói chung. Do đó khách hàng đa phần chi tiêu cho sản phẩm giày dép và túi xách của các thương hiệu ngoại, nhưng ưa chuộng trang phục của các thương hiệu Việt hơn vì mặc vào có cảm giác “đo ni đóng giày” với mình hơn.
Đối với thị trường đại chúng, hầu hết các Thương hiệu tin rằng họ không có đối thủ trực tiếp vì phong cách mỗi thương hiệu hoàn toàn khác nhau. Nhưng họ xem các thương hiệu quốc tế nổi tiếng có giá bán tương tự với sản phẩm của họ như Mango, Zara, H&M, Topshop… là đối thủ gián tiếp của mình. Khách hàng Việt đã chú trọng đến thương hiệu hơn. Việc cạnh tranh với các thương hiệu thời trang quốc tế với tên tuổi đã nổi tiếng từ lâu, sản phẩm đa dạng cùng với chiến lược marketing toàn cầu bài bản và ngân sách khủng cho quảng cáo sẽ là một thách thức lớn cho các thương hiệu thời trang trong nước trong phân khúc này.
𝗞𝗲̂́𝘁 𝗹𝘂𝗮̣̂𝗻
Internet và mạng xã hội như một công cụ chính để quảng bá sản phẩm. Facebook và Instagram là hai mạng xã hội phổ biến nhất do chi phí phù hợp và có đông đảo người sử dụng tại Việt Nam. Hơn nữa việc trưng bày sản phẩm online cho phép các Thương hiệu thời trang quy mô vừa và nhỏ giảm thiểu chi phí thuê mướn mặt bằng đắt đỏ, đặc biệt đối với phân khúc đại chúng.
Quy mô nhỏ của các startup này cũng là một lợi thế để các thương hiệu có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, dẫn đến việc làm khách hàng hài lòng hơn, từ đó họ quay lại mua sắm thường xuyên và trung thành hơn.
Và với những chi phí tiết kiệm được từ quảng bá, trưng bày sản phẩm online, các thương hiệu Việt có thể tập trung nguồn lực để tạo sự khác biệt và đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Điều thách thức còn lại là làm sao có thể thường xuyên đưa ra những ý tưởng marketing mới lạ để tối ưu hoá ngân sách rất hạn chế của mình.
------------------------------------------------------
Mỗi năm, 60% cửa hàng thời trang online chết yểu được trong 6 tháng đầu, thêm 20% mất tích nữa trong 6 tháng tiếp theo... Thị trường thời trang online trông có vẻ béo bở, nhưng lại không dễ xơi như những người "ngoài cuộc" đang nghĩ.
Các Thương hiệu không thể lúc nào cũng chạy theo những vấn đề này một cách bị động, hổng đâu vá đấy và giải quyết các vấn đề một cách cục bộ, không có góc nhìn tổng thể và toàn diện. Một chiến lược Sales và Marketing bài bản ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng, tăng trưởng doanh thu, dễ dàng mở rộng quy mô tổ chức. Từ đó, giúp doanh nghiệp tạo ra những đột phá trong kinh doanh, phát triển nhanh và bền vững trước bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt.
Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra KHÁCH HÀNG. Chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là MARKETING và ĐỔI MỚI SÁNG TẠO.
______________________
🔰 BMCA --- BÙNG NỔ DOANH SỐ VỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ --
☑ Đảm bảo doanh thu mà doanh nghiệp mong muốn
☑ Tiết kiệm 20-50% Chi phí truyền thông - quảng cáo, Chi phí vận hành
☑ Tiết kiệm chi phí xây dựng hệ thống và hạ tầng
☑ Tiết kiệm thời gian đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Tiết kiệm thời gian Quản lý Marketing, tăng thời hạn Bán Hàng
☑ Hỗ trợ tư vấn Chiến lược, đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Nghiên cứu, phân tích thị trường và hành vi người tiêu dùng.
☑ Xác định chân dung khách hàng mục tiêu, Mô hình Phễu - Ống – Kèn
☑ Xây dựng chiến lược marketing và kế hoạch tiếp thị.
☑ Xác định chu kỳ mua của khách hàng.
☑ Mô hình D- STEP: Sự khác biệt, Phân khúc, Đối tượng, Trải nghiệm & Định vị.
☑Marketing:
- Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
- Marketing liên kết (Marketing Links)
- Cây Marketing (Marketing Tree)
- Điểm tắc nghẽn Marketing (Marketing Clog)
☑ Marketing số hóa: Làm chủ dữ liệu khách hàng
☑ Triển khai Marketing tổng thể ĐA KÊNH ĐA NỀN TẢNG ONLINE - OFFLINE bao gồm tất cả các kênh Digital Marketing (Facebook/ Google/ Tiktok/ Zalo/ Youtube/ Instagram/ Cốc Cốc/ SEO/ Sàn thương mại điện tử/ Social Networks,...)
☑ Xây dựng THƯƠNG HIỆU Chuẩn để bán hàng hiệu quả
☑ Xây dựng nội dung số, Content Sốc, Độc và Lạ thu hút nhiều người xem, bạn đọc.
☑ Remarketing, tạo tệp đối tượng, tạo mã pixel, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu..... để có doanh số
☑ Tối ưu hóa hệ thống bán hàng Online, Hệ thống báo cáo hàng ngày, hàng tuần và trên mỗi đơn hàng,...
☑ Đo lường, Tối ưu và Báo cáo thằng ngày, hằng giờ.
☑ Xác định thời điểm xây dựng hệ thống Marketing cho công ty.
☑ Đồng bộ chiến lược Marketing & Bán hàng với chiến lược công ty.
☑ Các công cụ đánh giá & đo lường kết quả hệ thống, xây dựng bộ KPIs phù hợp để quản trị hiệu suất/ hiệu quả nhân sự, tối ưu nguồn lực của công ty.
☑ Nắm vững kiến thức nền tảng, những yếu tố cần thiết để xây dựng, triển khai chiến lược Marketing từ đó đồng bộ với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
☑ Nắm bắt các xu hướng lớn định hình nền kinh doanh toàn cầu nhằm xây dựng chiến lược Marketing song hành với bối cảnh và đón đầu xu hướng 4.0.
☑ Hỗ trợ tư vấn Chiến lược, đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Cam kết tỷ lệ doanh thu (Chi phí Marketing/Doanh thu mang về) sau 1 tháng khai phá thị trường.
☑ Cam kết doanh thu x2 x5 x10 trong 1 đến 5 tháng bằng sau khi khai phá Marketing bằng Digital Marketing
☑ Sử dụng thành thạo các công cụ, biểu mẫu để đánh giá, đo lường tiến độ và hiệu quả triển khai hoạt động Marketing.
☑ Tháo gỡ vướng mắc, tư vấn chiến lược cho các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp.
☑ Hoàn thiện hệ thống Marketing và #Bán_Hàng bền vững cho Doanh nghiệp
Vậy làm thế nào để có những Bước đi thực sự đắt giá để có thể giúp thương hiệu thay đổi cuộc chơi?
📈 Hãy nói những thứ khiến bạn dậm chân tại chỗ, chúng tôi sẽ liên lạc lại: m.me/marketingcamketdoanhthu
⏩ Bạn muốn Cam kết Doanh Thu? Gọi cho chúng tôi: 093 72 02 985 - https://camketdoanhso.bmca.com.vn/
____________
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, hãy làm ra sản phẩm phục vụ khách hàng như phục vụ cho gia đình mình”
🏁 Ⓑ Ⓜ Ⓒ Ⓐ sinh ra để giúp bạn làm điều đó.
⚜️ Bạn chỉ cần tập trung BÁN HÀNG, mọi thứ cứ để BMCA lo ⚜️
___________
💯 Tối Ưu THỜI GIAN và NGÂN SÁCH cho kết quả kinh doanh tốt nhất!? HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
✴️ Liên hệ ngay: m.me/marketingcamketdoanhthu
🔏 🔎 Chi tiết xem tại: https://bmca.com.vn/
☎️ Hotline: 093 72 02 985
📧 Email: contact@bmca.com.vn
🏠 457/7 (Số 7, Hẻm 457) Đường Cách Mạng Tháng 8, P. 13, Q. 10, TP. HCM.
💻 https://bmca.com.vn/ 📩
#bmca #revenue_oriented_marketing #business_marketing #communications #cam_ket_doanh_so #agency #quang_cao_doanh_thu #mkt_cam_ket_doanh_thu